UA-160966673-1 DMCA.com Protection Status

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?
Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?
Chào mừng bạn đã đến với website của chúng tôi !!!
Hotline 0818.222.666
Bất động sản
Hỗ trợ trực tuyến
placeholder+image
photo Call: 0818.222.666 Email: HOTLINE TRỰC TUYẾN
photo Call: 0986.852.336 Email: Phân phối đất rừng đất mẫu
photo Call: 0826.717.999 Email: Hoàng Sỹ Huệ - Trợ Lý KD
Tin tức mới
Tin tức

Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào và mua ở đâu?

Theo Nghị định 137/2020, từ ngày 11/01/2020 người dân được phép bắn pháo hoa trong các ngày lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương... Pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ...

Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là những khái niệm về pháo hoa và pháo hoa nổ. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những quy định của Nghị định, chúng tôi đã phỏng vấn Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an những vấn đề bạn đọc quan tâm liên quan đến Nghị định 137/CP.

Phóng viên: Thưa đồng chí, đề nghị đồng chí cho biết pháo hoa là gì, pháo hoa khác pháo hoa nổ ở điểm nào?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Khoản 1 Điều 3 Nghị định quy định cụ thể như sau: "Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ". Như vậy, pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này được hiểu là: Sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Nghị định nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137). Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Do đó, người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh vi phạm pháp luật.

Phóng viên: Thưa đồng chí, theo quy định của Nghị định 137/CP thì người dân được sử dụng pháo hoa vào dịp nào và mua pháo hoa ở đâu?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Theo quy định của Nghị định thì pháo hoa chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này được hiểu là: Sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì chỉ được mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

Phóng viên: Vậy những ai được phép sử dụng pháo hoa?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Điều 17 Nghị định quy định rõ: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa”. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ của các đối tượng trên được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Phóng viên: Đồng chí cho biết, các công ty, hộ gia đình, cá nhân có được kinh doanh pháo hoa hay không? Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm những điều kiện gì?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 137, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức không thuộc Bộ Quốc phòng không được kinh doanh pháo hoa. Hộ gia đình, cá nhân cũng không được phép kinh doanh pháo hoa.

Phóng viên: Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp nào được phép xuất – nhập khẩu pháo hoa?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 137 quy định: Chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 137 thì giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa do Bộ Công an cấp, cụ thể như sau: Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa lập hồ sơ đề nghị nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an sẽ cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định.

Phóng viên: Vậy khi mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh thì các tổ chức, doanh nghiệp có cần xin cấp giấy phép không, thưa đồng chí?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Theo quy định tại Điều 16 Nghị định thì các tổ chức, doanh nghiệp khi mua pháo hoa để kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ cấp giấy phép mua, vận chuyển theo quy định.

Tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 16 quy định: Giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh có thời hạn 30 ngày; giấy phép vận chuyển có thời hạn 7 ngày (giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển).

Phóng viên: Đồng chí cho biết, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định quy định cụ thể 9 hành vi bị nghiêm cấm, gồm: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyến, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này).

Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Ngoài ra còn cấm các hành vi: lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tay xóa các loại giấy phép về pháo. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin vê việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Phóng viên: Đồng chí cho biết, việc quản lý, bảo quản pháo hoa, thuốc nổ, thuốc pháo phải bảo đảm điều kiện gì?

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Việc quản lý, bảo quản các loại trên phải bảo đảm các điều kiện về ANTT, PCCC theo quy định.

Kho cất giữ, bảo quản phải có quy định, nội quy về PCCC, ANTT; có phương án bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24h, có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn; có kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị về PCCC...

Bài phỏng vấn của Phóng viên Xuân Thuỷ trên Trang Công An Nhân Dân Online.


Ngày đăng: 05-12-2020
Bài viết khác
22 Thứ ba,2022
Ngày 20/3/2022, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex – Bình Phước và công ty Hayat Kimya tổ chức Lễ khánh thành nhà máy Hayat Kimya tại Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước quy mô 32 héc-ta.
14 Thứ tư,2021
Đến hết quý 1/2021, dư nợ đầu tư vào chứng khoán khoảng 45.300 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng vào bất động sản khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3%, cao hơn mức tăng tín dụng bình quân các ngành kinh tế. Sự sôi động của thị trường bất động sản, trái phiếu, chứng khoán trong nước thời gian qua có thể tiềm ẩn rủi ro với hoạt động ngân hàng.
14 Thứ tư,2021
Cả 6 dự án đều được Sở GTVT TP.HCM đề xuất lập chủ trương đầu tư công.
10 Thứ bảy,2021
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hoa Lư, tỉnh Bình Phước.
08 Thứ năm,2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15-5-2021. Ngay sau khi công bố, nghị định đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Những quy định mới trong nghị định này đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân có quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nghị định này còn “cởi trói” cho các tổ chức tín dụng trong việc đẩy mạnh giao dịch cho vay mà tài sản thế chấp là QSDĐ.
08 Thứ năm,2021
Hội chợ phải gắn kết được việc quảng bá thương hiệu trái cây của tỉnh với kết nối cung cầu, sản phẩm trưng bày đảm bảo đạt các tiêu chí, chứng nhận trái cây sạch an toàn. Đây là yêu cầu của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tại cuộc họp sáng nay (7-4) để nghe Hội Nông dân tỉnh báo cáo kế hoạch tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước lần thứ V/2021, dự kiến diễn ra trong tháng 6.
07 Thứ tư,2021
Bộ GTVT xác định đường cao tốc là động lực, đột phá trong 10 năm tới, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc.
07 Thứ tư,2021
Chuyển đất vườn sang đất ở là nhu cầu phổ biến của người dân. Để chuyển sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện và phải nộp tiền sử dụng đất.
05 Thứ hai,2021
Sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính Phủ, ông Phạm Minh Chính đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức vào chiều ngày 5/4.
05 Thứ hai,2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Nghị quyết 40/NQ-CP về việc tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biển đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Copyright © 2019 BẮC ILAND. Designed by Nina Co.,Ltd
Online: 62 | Đã Online: 440273