UA-160966673-1 DMCA.com Protection Status

Nhìn lại năm 2020

Nhìn lại năm 2020

Nhìn lại năm 2020

Nhìn lại năm 2020

Nhìn lại năm 2020
Nhìn lại năm 2020
Chào mừng bạn đã đến với website của chúng tôi !!!
Hotline 0818.222.666
Bất động sản
Hỗ trợ trực tuyến
placeholder+image
photo Call: 0818.222.666 Email: HOTLINE TRỰC TUYẾN
photo Call: 0986.852.336 Email: Phân phối đất rừng đất mẫu
photo Call: 0826.717.999 Email: Hoàng Sỹ Huệ - Trợ Lý KD
Tin tức mới
Tin tức

Nhìn lại năm 2020

2020 trở thành năm của các thảm họa - đại dịch và thiên tai, tàn phá nặng nề mọi khía cạnh đời sống con người. Chúng ta đã đối mặt với những điều tồi tệ nhất và vươn lên. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một năm 2020 qua những sự kiện nổi bật nhất.

ĐẠI DỊCH COVID-19 (CORONA VIRUS)

nhìn lại 2020 nhin lai 2020

Cuối năm 2019, những ca viêm phổi lạ tại Vũ Hán (Trung Quốc) được phát hiện và không lâu sau căn bệnh Covid-19 lan rộng ra toàn thế giới, đẩy cả nhân loại vào cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có. Chỉ trong vòng một năm, hơn 83 triệu người đã nhiễm bệnh, trong đó hơn 1,8 triệu người tử vong. Con số tiếp tục tăng nhanh mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại. Sự xuất hiện của các biến thể vi rút mới khiến nỗi lo càng thêm lớn. Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên mọi khía cạnh đời sống con người, làm thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhất.

Hơn một nửa dân số thế giới sống trong cảnh bị phong tỏa, cách ly hoặc giãn cách. Khẩu trang trở thành vật bất ly thân kể cả với người phương Tây. Hàng loạt sự kiện lớn nhỏ ở tất cả lĩnh vực bị hủy bỏ hoặc chuyển sang hình thức trực tuyến. Thành tựu của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 là rất ấn tượng và được cả thế giới ghi nhận. Mặc dù ở ngay bên cạnh Trung Quốc và có số lượng các giao lưu rất lớn với cả Trung Quốc và rất nhiều nước có dịch trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn là một nơi an toàn.

Đại thảm hoạ cháy rừng tại Úc

nhìn lại 2020

Theo nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF), tổng cộng có gần 3 tỉ cá thể động vật chịu ảnh hưởng từ đợt cháy rừng ấy, bao gồm 143 loài thú, 2,46 tỉ thuộc loài bò sát, 180 triệu là chim, và 51 triệu cá thể ếch. Chúng hoặc đã chết, hoặc bị thương nặng, hoặc mất đi hoàn toàn môi trường sống sau sự kiện đại thảm họa này. Trên thực tế, không thể xác nhận được con số chính xác về các loài đã thiệt mạng do thiếu đi dữ liệu chi tiết, cũng không thể ước tính tác hại từ việc hít phải khói, tro bụi làm ô nhiễm nguồn nước... Nhưng số liệu đang có là đủ để vẽ lên một bức tranh ảm đạm của hệ sinh thái Úc, sau sự kiện cháy rừng 2019/2020.


Đợt cháy rừng khi ấy được đánh giá là vô tiền khoáng hậu, tuy nhiên bi kịch hơn là trong tương lai, nó sẽ không còn là hiếm gặp nữa. Các ước tính trước đây cho thấy, quá trình biến đổi khí hậu sẽ khiến mùa hè tại Úc có xu hướng nóng và khô hơn, đẩy mạnh nguy cơ cháy rừng lên tới 30%. Rất có khả năng là trong tương lai gần, một sự kiện tương tự sẽ xảy ra.

Mỹ và Trung Đông năm 2020

Với vai trò trung gian của Chính quyền Tổng thống Trump, chỉ trong chưa đầy 4 tháng, Israel đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab, được coi là điểm sáng mang lại hy vọng duy trì lâu dài hòa bình và ổn định, cũng như lợi ích cho tất cả các nước liên quan trong một khu vực, vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và xung đột. Mặc dù vậy, việc Tổng thống Trump công bố bản Kế hoạch hòa bình Trung Đông gây tranh cãi cuối tháng 1 năm nay, trong đó cho phép Israel sáp nhập các khu định cư tại Bờ Tây và Thung lũng Jordan, bị đánh giá là quá thiên vị Israel khi chỉ ưu tiên những mục tiêu chiến lược của Tel Aviv, bỏ qua nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người Palestine đối với các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng, bao gồm vấn đề Đông Jerusalem, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột.

Trong khi đó, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng là yếu tố đe dọa hòa bình và ổn định của Trung Đông trong suốt 1 năm qua. Việc Tổng thống Trump chỉ thị không kích vào sân bay quốc tế Baghdad của Iraq ngày 3/1, sát hại Tướng Qassem Soleimani của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, đã khiến cả Trung Đông khởi đầu năm 2020 với tình trạng căng thẳng địa-chính trị leo thang lên "mức nguy hiểm". Mới đây nhất, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran cuối tháng 11 vừa qua đã tô đậm thêm mảng màu tối ở Trung Đông, đồng thời khoét sâu mâu thuẫn giữa hai cường quốc ở khu vực là Iran và Israel.

Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc

nhìn lại 2020

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền ở Mỹ vào đầu năm 2017 tới nay, quan hệ Mỹ - Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cạnh tranh chiến lược toàn diện và quyết liệt, thậm chí được nhìn nhận là “chiến tranh lạnh 2.0”. Diễn biến mới này tác động tới toàn bộ cục diện chính trị, an ninh thế giới, trước hết là khu vực Đông Nam Á - nơi đã và đang là tâm điểm cạnh tranh giữa các cường quốc. Trong 4 năm qua, Mỹ lần lượt phát động chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận đối với Trung Quốc. Chuỗi hành động của chính quyền Tổng thống D. Trump nhằm gây sức ép, ngăn chặn Trung Quốc, đưa mối quan hệ giữa hai nước chuyển sang giai đoạn mới - cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu khốc liệt hơn.

Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn tiếp tục leo thang trong thời gian tới, song khó có khả năng xảy ra đối đầu quân sự, bởi nếu điều đó xảy ra thì không chỉ khu vực, thế giới mà chính bản thân hai nước sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức mới cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, Mỹ và Trung Quốc càng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì thế, hai bên cần sớm tìm ra giải pháp để nhượng bộ lẫn nhau, xoa dịu căng thẳng, vượt qua những khác biệt, xây dựng niềm tin lẫn nhau, hợp tác có tính xây dựng để duy trì một trật tự quốc tế ổn định và hòa bình. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực và tự tin triển khai những bước đột phá, tạo vị thế trong quan hệ song phương với Mỹ và Trung Quốc; đồng thời, phát huy vai trò tại các thể chế đa phương quan trọng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên hợp quốc. Điều này giúp Việt Nam vừa tối ưu hóa vị trí chiến lược của mình, vừa củng cố vị thế vững vàng hơn, giảm thiểu các thách thức từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc.

Tình hình an ninh trên thế giới

nhìn lại 2020

1. Biểu tình, bạo loạn tại Hong Kong tạo nên một làn sóng dư luận lớn trên thế giới

2. Biểu tình tại Mỹ liên quan đến cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd. Các cuộc biểu tình của chiến dịch "Black Lives Matter" (Quyền sống cho người da màu) nổi lên tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới

3. Năm 2020 chứng kiến nhiều quốc gia ven biển Đông thể hiện rõ hơn lập trường pháp lý ở biển Đông

4. Anh rời khỏi EU sau 47 năm gắn bó

Con người đang dần tiến tới công cuộc xâm lược Sao Hoả

nhìn lại 2020

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố SpaceX sẽ đưa người lên mặt trăng trong vòng hai năm tới bằng tàu không gian thế hệ mới, và đến năm 2050 công ty sản xuất tàu không gian này sẽ đưa 1 triệu người lên sao Hỏa. Theo kế hoạch, hai tàu đầu tiên của SpaceX sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào năm 2022, mang theo các thiết bị cần thiết để xây dựng các trạm năng lượng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sự sống.

Năm 2024, các phi hành gia của SpaceX trên 4 chiếc BFR sẽ chính thức đặt chân lên hành tinh Đỏ, mang theo tham vọng chinh phục sao Hỏa của nhân loại.


Ngày đăng: 31-12-2020
Bài viết khác
22 Thứ ba,2022
Ngày 20/3/2022, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex – Bình Phước và công ty Hayat Kimya tổ chức Lễ khánh thành nhà máy Hayat Kimya tại Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước quy mô 32 héc-ta.
14 Thứ tư,2021
Đến hết quý 1/2021, dư nợ đầu tư vào chứng khoán khoảng 45.300 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng vào bất động sản khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3%, cao hơn mức tăng tín dụng bình quân các ngành kinh tế. Sự sôi động của thị trường bất động sản, trái phiếu, chứng khoán trong nước thời gian qua có thể tiềm ẩn rủi ro với hoạt động ngân hàng.
14 Thứ tư,2021
Cả 6 dự án đều được Sở GTVT TP.HCM đề xuất lập chủ trương đầu tư công.
10 Thứ bảy,2021
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hoa Lư, tỉnh Bình Phước.
08 Thứ năm,2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15-5-2021. Ngay sau khi công bố, nghị định đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Những quy định mới trong nghị định này đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân có quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nghị định này còn “cởi trói” cho các tổ chức tín dụng trong việc đẩy mạnh giao dịch cho vay mà tài sản thế chấp là QSDĐ.
08 Thứ năm,2021
Hội chợ phải gắn kết được việc quảng bá thương hiệu trái cây của tỉnh với kết nối cung cầu, sản phẩm trưng bày đảm bảo đạt các tiêu chí, chứng nhận trái cây sạch an toàn. Đây là yêu cầu của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tại cuộc họp sáng nay (7-4) để nghe Hội Nông dân tỉnh báo cáo kế hoạch tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước lần thứ V/2021, dự kiến diễn ra trong tháng 6.
07 Thứ tư,2021
Bộ GTVT xác định đường cao tốc là động lực, đột phá trong 10 năm tới, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc.
07 Thứ tư,2021
Chuyển đất vườn sang đất ở là nhu cầu phổ biến của người dân. Để chuyển sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện và phải nộp tiền sử dụng đất.
05 Thứ hai,2021
Sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính Phủ, ông Phạm Minh Chính đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức vào chiều ngày 5/4.
05 Thứ hai,2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Nghị quyết 40/NQ-CP về việc tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biển đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Copyright © 2019 BẮC ILAND. Designed by Nina Co.,Ltd
Online: 7 | Đã Online: 417240